Những câu hỏi liên quan
Hoa Nguyễn
Xem chi tiết
Phan Trần Ái Nhi
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
27 tháng 1 2023 lúc 14:41

Dàn bài cho bạn nhé.

Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh

Mẫu: Nhà văn Pháp Ana- tôn Prăng - xơ từng nói: "Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người". Và những câu thơ trong "Quê hương" của nhà văn Tế Hanh đã làm cho em gặp được một tâm hồn người.

Thân bài:

- Nội dung bài thơ ?

- Phân tích:

+ Khổ 1:

-> Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu ngay quê hương của mình: 

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

--> Làm người đọc biết được quê hương của tác giả, đó là ở cạnh biển và người dân ở đây làm nghề đánh bắt thủy sản.

---> BPTT nhân hóa (nước bao vây): thể hiện lên sự sinh động của những thứ gắn liền với tuổi thơ tác giả, làm cho câu thơ trở nên gợi hình và tất nhiên qua đó ta thấy được một tâm hồn yêu thương của tác giả.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:

---> Đề cập đến thời gian, miêu tả lên một khung cảnh đẹp rực rỡ từ tâm hồn nghệ thuật yêu cái đẹp của chính tác giả. 

---> Sau đó dẫn đến một hoạt cảnh đẹp đẽ: dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

=> Ta thấy được cái tài dùng từ của một nhà thơ, Người dùng từ "bơi" vừa gần gũi với biển, vừa gần gũi với hoạt động của chiếc thuyền.

+ Khổ 2:

-> Tác giả bắt đầu miêu tả chi tiết chiếc thuyền như sau:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

--> Hình ảnh chiếc thuyền được tả rõ ràng hơn cho thấy sự nhung nhớ cực độ của tác giả dành cho quê hương, bởi phải nhớ đến mức nào thì con người mới có thể tả lại như đang nhìn chứ.

---> BPTT: so sánh làm cho câu thơ càng thêm giàu tính gợi hình hơn. Thêm vào đó, sự nhân hóa xen kẽ "hăng" càng tô đậm hơn một tinh thần mạnh mẽ của vật "thuyền, của người dân.

---> BPTT: nhân hóa được thể hiện rõ hơn qua "phăng mái chèo mạnh mẽ" càng đưa ra nhiều những tính cách về chiếc thuyền, từ vật nói đến con người.

=> Cảm xúc mãnh liệt của tác giả được đặt vào hình ảnh chiếc thuyền, nó mạnh mẽ như ngư dân nơi đây.

Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

--> Dường như để làm chi tiết hơn sức mạnh của chiếc thuyền, tác giả còn miêu tả thêm: cánh buồm trương ra. 

---> BPTT: so sánh (cánh buồm to như mảnh hồn làng) làm cho ta hình dung đến một hoạt cảnh đẹp đẽ, hơn thế còn ẩn dụ đến linh hồn/ nền kinh tế chính của làng đem về những miếng ăn, hơi sống cho làng.

---> Để thể hiện tài thơ của mình, tác giả cho vào thêm bptt nhân hóa làm rõ sự căng phồng của cánh buồm (rướn thân trắng bao la thâu góp gió)

+ Khổ 3:

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

--> Những cảnh sinh động trong tâm hồn tác giả lại trở về, người nhớ rõ: khi mọi người đánh cá trở về, bến đỗ ồn ào và khắp dân tấp nập đón mọi người.

--> Tác giả thay cảm xúc, thay nỗi nhớ của mình viết xuống lời cảm ơn dành cho thiên nhiên: trờ, biển cả.

---> Người tiếp tục tả thêm bởi hình ảnh đấy thân thuộc, người nhớ rõ: những chú cá bạc tươi ngon đẹp đẽ.

+ Khổ 4:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
--> Sau khi nhớ lại hoạt cảnh mọi người trở về, tác giả nối tiếp làn gió tâm hồn mình đưa vào cái đẹp của người dân lao động:

---> Người tả thân hình: làn da ngăm, thân hình nồng thở (tức vừa mạnh mẽ, vừa có mùi biển)

---> BPTT: nhân hóa được đưa ra (thuyền im bến mệt mỏi về nằm, nghe..) làm cho chiếc thuyền càng thêm gợi hình động, gợi cảm xúc cho người đọc một luồng cảm giác như thể chiếc thuyền là người bạn thân thuộc nhất.

+ Khổ 5:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

-> Sau khi nói ra hết những tâm hồn tương nhớ vấn vương về quê hương, tác giả trở về cảm xúc của bản thân và nói ra những lời chân thực hơn bao giờ. 

--> Tác giả nhớ rõ, và để thể hiện thì bptt liệt kê được sử dụng: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi. Phải nhung nhớ, phải có một tâm hồn yêu thương quê hương đến chừng nào thì người mới tả được như thế.

--> Sau cùng, một lời chân thành tận đáy lòng được Người phát ra: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

---> Tình cảm của một người con nhớ quê được thể hiện qua từng câu thơ tưởng chừng như biết nói.

Kết bài:

- Tổng kết.

Mẫu: Khép lại, bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã cho em nhìn nhận được một tâm hồn da diết với nỗi nhớ quê rất chân thực.

Bình luận (0)
LiLy Nguyễn ( LoVeLy ArM...
Xem chi tiết
Tử Khâm
Xem chi tiết
Hàng Tô Kiều Trang
28 tháng 1 2023 lúc 10:31

Đăng câu hỏi nhớ đưa kèm bài thơ nhé

Bình luận (0)
Thảo nguyên Ngô
Xem chi tiết
Hun Trần Ngọc
Xem chi tiết
Huỳnh Thùy Dương
2 tháng 3 2022 lúc 9:25

Tham khảo: -_-"

Nhà văn Pháp Ana-ton - phrang - xo đã từng nói rằng đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người. Quả thật đúng như vậy, qua bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến, ta đã gặp gỡ tâm hồn trân trọng tình bạn cao quý của ông. Với giọng điệu đùa vui, hóm hỉnh, bài thơ "Bạn đến chơi nhà" đã ca ngợi một tình bạn chân thành, thắm thiết giữa nhà thơ và bạn. Điều đó được thể hiện ngay từ giây phút đầu tiên đón bạn. Câu thơ đầu tiên: "Đã bấy lâu nay, bác tới nhà" như một tiếng reo vui, hồ hởi, một lời chào đón thân mật của nhà thơ khi bạn quý lâu ngày tới chơi nhà, cách xưng hô "tôi - bác" thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng của tác giả. Ngay sau lời cháo đón, nhà thơ nghĩ đến việc mua những món ăn ngon về đãi bạn nhưng "Trẻ thời đi vắng", không ai để nhờ vả, sai khiến; "chợ thời xa" không thể ù một cái chạy ngay ra được. Không thể đi chợ, nhà thơ nghĩ đến việc tiếp đãi bạn bằng món gà, món cá - những món ăn ngon và không kém phần trang trong. Nhưng, cá thì "ao sâu nước cả", gà thì "vườn rộng rào thưa" không thể đánh bắt. Món ngon không có, Nguyễn Khuyến định tiếp đãi bạn bằng những món rau, dưa có sẵn trong vườn. Nhà cụ Tam Nguyên Yên Đổ cái gì cũng có: cải, cả, bầu, mướp nhưng chỉ ở dạng tiềm ẩn, tức chưa thể sử dụng ngay được. Tình huống "không - có" được sử dụng ngày càng tăng tiến kết hợp với các phó từ: chửa, mới, vừa, đang và phép liệt kê giúp ta hiểu đằng sau lời phân bua ấy là nụ cười hóm hỉnh của tác giả. Cuối cùng, đến miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có nốt, Nguyễn Khuyến đã đặt tình bạn vào một tình huống trớ trêu để khẳng định 1 cái có: chính là tình bạn. Cụm từ "ta với ta" ở cuối bài thơ đã khẳng định một tình bạn thắm thiết, chân thành vượt lên mọi nghi lễ, vật chất tầm thường. "Ta với ta" là nhà thơ và bạn, là chủ và khách tuy hai mà một. Tình bạn của họ không cần mâm cao cỗ đầy, không cần rượu sớm trà trưa mà đó là một bữa tình cảm tinh thần dư thừa sự sang trọng. Qua đó, ta khẳng định nhận định của nhà văn Pháp Ana-ton - phrang - xo là vô cùng chính xác: đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người.

Bình luận (1)
MIN YOONGI
Xem chi tiết
bùi thị thùy dương
9 tháng 3 2019 lúc 20:56

len mang y go ra thi biet

Bình luận (0)
MIN YOONGI
9 tháng 3 2019 lúc 21:12

ý tui là viết để tui tham khảo chứ chép mamgj thì tui chép nãy giờ

Bình luận (0)
nguyen thi bao tram
9 tháng 3 2019 lúc 21:15

bạn lên mạng mà tham khảo nhé !

Bình luận (0)
:)))
Xem chi tiết
:)))
19 tháng 3 2021 lúc 22:25

CỨU:((((((((( chỉ cần chỉ cho mình ba luận điểm cần chứng minh cx đc:((((((

Bình luận (0)
Uyên trần
19 tháng 3 2021 lúc 22:36

tham khảo nhé !

Bài làm

Nhà văn Pháp Ana-ton - phrang - xo đã từng nói rằng đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người. Quả thật đúng như vậy, qua bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến, ta đã gặp gỡ tâm hồn trân trọng tình bạn cao quý của ông. Với giọng điệu đùa vui, hóm hỉnh, bài thơ "Bạn đến chơi nhà" đã ca ngợi một tình bạn chân thành, thắm thiết giữa nhà thơ và bạn. Điều đó được thể hiện ngay từ giây phút đầu tiên đón bạn. Câu thơ đầu tiên: "Đã bấy lâu nay, bác tới nhà" như một tiếng reo vui, hồ hởi, một lời chào đón thân mật của nhà thơ khi bạn quý lâu ngày tới chơi nhà, cách xưng hô "tôi - bác" thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng của tác giả. Ngay sau lời cháo đón, nhà thơ nghĩ đến việc mua những món ăn ngon về đãi bạn nhưng "Trẻ thời đi vắng", không ai để nhờ vả, sai khiến; "chợ thời xa" không thể ù một cái chạy ngay ra được. Không thể đi chợ, nhà thơ nghĩ đến việc tiếp đãi bạn bằng món gà, món cá - những món ăn ngon và không kém phần trang trong. Nhưng, cá thì "ao sâu nước cả", gà thì "vườn rộng rào thưa" không thể đánh bắt. Món ngon không có, Nguyễn Khuyến định tiếp đãi bạn bằng những món rau, dưa có sẵn trong vườn. Nhà cụ Tam Nguyên Yên Đổ cái gì cũng có: cải, cả, bầu, mướp nhưng chỉ ở dạng tiềm ẩn, tức chưa thể sử dụng ngay được. Tình huống "không - có" được sử dụng ngày càng tăng tiến kết hợp với các phó từ: chửa, mới, vừa, đang và phép liệt kê giúp ta hiểu đằng sau lời phân bua ấy là nụ cười hóm hỉnh của tác giả. Cuối cùng, đến miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có nốt, Nguyễn Khuyến đã đặt tình bạn vào một tình huống trớ trêu để khẳng định 1 cái có: chính là tình bạn. Cụm từ "ta với ta" ở cuối bài thơ đã khẳng định một tình bạn thắm thiết, chân thành vượt lên mọi nghi lễ, vật chất tầm thường. "Ta với ta" là nhà thơ và bạn, là chủ và khách tuy hai mà một. Tình bạn của họ không cần mâm cao cỗ đầy, không cần rượu sớm trà trưa mà đó là một bữa tình cảm tinh thần dư thừa sự sang trọng. Qua đó, ta khẳng định nhận định của nhà văn Pháp Ana-ton - phrang - xo là vô cùng chính xác: đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người.

Bình luận (1)
Nguyễn Hằng Nga
3 tháng 9 2022 lúc 21:57

ko biết là muộn quá ko nhưng mà bạn cần làm rõ 3 luận điểm nhá

1. là tâm hồn của một người trân trong tình bạn tri kỷ

2. là tâm hồn của 1 con người có nếp sống thanh cao, gắn bó vs lao động, đồng quê

3. là tâm hồn của một bậc cao nhân, có những lúc đùa vui hóm hỉnh

 
Bình luận (0)
Thanh Nguyễn
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
5 tháng 3 2022 lúc 5:39

e đagư lức 2h sáng thì ma trl cho e ak:)

Bình luận (1)
Đỗ Tuệ Lâm
5 tháng 3 2022 lúc 5:43

Em có thể tham khảo :

Mở bài

-Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí.

-Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.

Thân bài

a) Giải thích

: -Giải nghĩa từ ngữ: “đọc”(tìm hiểu, suy ngẫm), “câu thơ hay”(có giá trị nội dung, nghệ thuật), “bắt gặp”(phát hiện ra, đồng cảm), “tâm hồn”(con người tinh thần bên trong con người)

-Khái quát ý nghĩa: Câu nói khẳng định: Tìm hiểu thơ, người đọc sẽ thấy được con người bên trong –con người tinh thần của nhà thơ

. -Đọc Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, ta gặp một con người luôn đề cao và trân trọng tình bạn tri kỉ, một con người có tâm hồn thanh cao, gắn bó với cuộc sống đồng quê, cũng là một con người thâm trầm, hóm hỉnh.

b) Chứng minh vấn đề:

1. Tâm hồn con người trân trọng tình bạn tri kỉ:

-Niềm vui bất ngờ khi có bạn hiền đến thăm khi mình đã từ quan về quê ở ẩn(Phân tích câu 1)

Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến: Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi. -Tình cảm gắn bó sâu nặng thể hiện trong mong muốn tiếp đãi bạn hiền và lời đùa vui hóm hỉnh (Phân tích 6 câu thơ tiếp theo) Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa/Ao sâu nước cả, khôn chài cá/Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà/Cải chửa ra cây, cà mới nụBầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa/Đầu trò tiếp khách, trầu không có. Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

-Lời khẳng định tình bạn tri kỉ vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường (Câu cuối)

Bác đến chơi đây, ta với ta... Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.

2. Tâm hồn một con người có nếp sống thanh cao, gắn bó với lao động, với đồng quê:

-Từ quan về quê sống cuộc sống giản dị, thanh bần.

-Giới thiệu với bạn về những thứ cây nhà lá vườn do tự tay mình làm ra... -Dùng ngôn ngữ bình dân chửa ra cây, vừa rụng rốn....,

3. Tâm hồn của một bậc cao nhân, vừa đùa vui hóm hỉnh, vừa thâm trầm sâu xa:

-Sau lời chào là những câu thơ ẩn chứa nụ cười hóm hỉnh, tất cả đều có nhưng lại chẳng có thứ gì để có thể thết đãi bạn quý... Cả miếng trầu cũng không có.

-Bài thơ mang ý nghĩa sâu sắc về một tình bạn cao đẹp, vượt qua tất cả hoàn cảnh, thời gian, địa lí, vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường...

Bài thơ thể hiện tài năng của nhà thơ, cũng thể hiện trí tuệ, sự uyên bác của một nhân cách lớn .

c) Đánh giá:

1. Đánh giá về nghệ thuật thể hiện: thể thơ thất ngôn bát cú, ngôn ngữ giản dị nhiều khẩu ngữ, kết cấu độc đáo bất ngờ ở câu kết...

2. Nội dung: Đọc bài thơ ta bắt gặp vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến: một con người uyên bác, một nhà thơ lớn, sống thanh cao, giản dị , trọng tình nghĩa. Ông là một tác giả lớn trong nền văn học trung đại Việt Nam. 3. Đánh giá chung về vấn đề cần nghị luận:

-Thơ ca, nghệ thuật là nơi người nghệ sĩ giãi bày tâm tư, cảm xúc, rung động trước cuộc đời.

-Tác phẩm biểu hiện tâm hồn nhà thơ, vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.

-Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.

Kết bài:

-Đánh giá khái quát lại vấn đề.

-Bộc lộ tình cảm suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làn sáng tỏ.

Bình luận (0)